- Chức năng.
– Tham mưu cho lãnh đạo các chủ trương và biện pháp về:
+ Công tác quản lý đội ngũ CBVC Trung tâm.
+ Công tác xây dựng kế hoạch, chương trình đào tạo bồi dưỡng đội ngũ CBVC của Trung tâm.
+ Công tác đầu tư trang thiết bị phục vụ đào tạo, bồi dưỡng, thi nâng bậc thợ được phân công phụ trách.
+ Công tác quản lý cơ sở vật chất, vật tư, thiết bị, máy móc được giao
+ Công tác thi, kiểm tra và chất lượng được giao
+ Công tác đào tạo, bồi dưỡng, bồi huấn chuyên môn cho các đối tượng thuộc các đơn vị có nhu cầu.
+ Công tác tự kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp của đơn vị
+ Công tác nghiên cứu khoa học, ứng dụng kỹ thuật, công nghệ vào hướng dẫn thực hành, bồi dưỡng chuyên đề. Phối hợp triển khai chuyển giao kỹ thuật, công nghệ của các đối tác.
+ Công tác biên soạn chương trình, giáo trình các chuyên đề đào tạo, bồi dưỡng được giao.
+ Công tác tổ chức làm thiết bị dạy nghề tự làm phục vụ công tác đào tạo, bồi dưỡng.
– Thực hiện các nhiệm vụ của Trung tâm đã được Nhà trường phê duyệt.
- Nhiệm vụ: Giúp lãnh đạo nhà trường thực hiện các công việc sau:
2.1. Quản lý, điều hành đội ngũ cán bộ, giảng viên, thuộc quản lý của Trung tâm.
– Phân công nhiệm vụ cụ thể cho mỗi giảng viên và giám sát việc thực hiện nội quy, quy chế giảng dạy đảm bảo kế hoạch và chất lượng hướng dẫn thực hành các mô đun được giao quản lý.
– Bố trí giảng viên giảng dạy và chịu trách nhiệm về chất lượng giảng dạy các mô đun được giao theo kế hoạch.
– Duyệt giáo án và chịu trách nhiệm về chất lượng soạn giáo án của giảng viên được giao giảng dạy các mô đun.
– Giải quyết cho nghỉ phép, nghỉ hè theo quy định của nhà trường.
– Thực hiện công tác thi đua khen thưởng, kỷ luật, kiểm điểm đánh giá cán bộ, giảng viên; kiểm tra đánh giá chất lượng giảng viên theo phân cấp của nhà trường
2.2. Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho CBVC.
– Xây dựng kế hoạch, chương trình bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng nghề thực tế sản xuất cho đội ngũ CBVC của Trung tâm.
– Đề xuất với lãnh đạo nhà trường tổ chức thực hiện bồi dưỡng cho đội ngũ CBVC của Trung tâm theo chương trình và kế hoạch đã xây dựng.
– Xây dựng kế hoạch, chương trình bồi dưỡng kỹ năng nghề cho giảng viên của Trung tâm về chuyên môn bảo dưỡng, sửa chữa, thí nghiệm các trang thiết bị điện (điện đân dụng, điện tử dân dụng, điện công nghiệp và hệ thống điện …)
2.3. Tổ chức thực hiện và quản lý quá trình đào tạo, bồi dưỡng nghề: Phối hợp với các đơn vị lập và triển khai kế hoạch bồi dưỡng chuyên đề/ kỹ năng nghề, bồi dưỡng thi nâng bậc/giữ bậc, thi thợ giỏi …cho cán bộ, công nhân các đơn vị trong và ngoài ngành;
2.4. Xây dựng kế hoạch đầu tư trang thiết bị giảng dạy
– Hàng năm rà soát đề xuất kế hoạch mua sắm trang thiết bị, nâng cấp cải tạo cơ sở vật chất phục vụ công tác hướng dẫn thực hành, bồi dưỡng nghề, thi nâng bậc thợ …
– Thực hiện kế hoạch mua sắm dụng cụ, vật tư thiết bị, nâng cấp cải tạo cơ sở vật chất phục vụ công tác đào tạo, bồi dưỡng …
2.5. Quản lý sử dụng, khai thác hiệu quả các trang thiết bị, vật tư, tài sản được giao quản lý
– Quản lý các trang thiết bị, tài sản được giao quản lý, có hệ thống sổ quản lý, theo dõi tài sản
– Phân công nhiệm vụ cụ thể về quản lý, khai thác các trang thiết bị, vật tư, tài sản của Trung tâm cho các tổ môn và giáo viên quản lý phục vụ công tác hướng dẫn thực hành trong trường và bồi dưỡng chuyên đề, thi nâng bậc thợ tại các đơn vị.
– Khai thác triệt để các thiết bị hiện có được giao quản lý vào công tác đào tạo, bồi dưỡng.
– Lập kế hoạch và triển khai hàng năm kiểm tra, bảo dưỡng sửa chữa dụng cụ, trang thiết bị được giao.
2.6. Liên hệ với các đơn vị để tổ chức đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn các lớp ngắn hạn.
2.7. Thực hiện công tác kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp của đơn vị:
2.8. Tổ chức thực hiện nghiên cứu khoa học:
– Đầu mối triển khai công tác nghiên cứu khoa học: Lập kế hoạch; cung cấp biểu mẫu; hướng dẫn, đôn đốc thực hiện; tổng hợp báo cáo các đơn vị quản lý nhà nước theo quy định.
– Tổ chức thực hiện kế hoạch nghiên cứu khoa học của Trung tâm các đề tài/sáng kiến cải tiến được ứng dụng trong công tác chuyên môn của Trung tâm, nâng cao chất lượng hướng dẫn thực hành và ứng dụng vào thực tiễn sản xuất.
2.9. Tổ chức xây dựng các chương trình, giáo trình:
– Tổ chức thực hiện rà soát, chỉnh sửa chương trình, giáo trình mô đun các ngành, nghề phù hợp với xu thế phát triển của thực tế sản xuất.
– Thực hiện biên soạn chương trình, giáo trình mô đun các ngành, nghề mới đáp ứng hoạt động giáo dục nghề nghiệp chung của nhà trường.
2.10. Tổ chức làm thiết bị dạy nghề tự làm phục vụ công tác hướng dẫn thực hành nghề.
2.11. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công của Hiệu trưởng.