- Chức năng:
– Tham mưu, giúp việc cho lãnh đạo nhà trường các chủ trương, biện pháp về:
+ Công tác tổ chức, bộ máy quản lý;
+ Công tác cán bộ;
+ Công tác lao động, tiền lương;
+ Công tác y tế và chăm sóc sức khỏe người lao động;
+ Công tác thi đua, khen thưởng và kỷ luật lao động;
+ Công tác văn hoá doanh nghiệp;
+ Công tác vì sự tiến bộ phụ nữ và bình đẳng giới;
+ Công tác văn thư, lưu trữ;
+ Công tác 5S trong NEPC;
+ Công tác hành chính, quản trị, quản lý tài sản, mặt bằng trong toàn trường;
+ Công tác an ninh, quân sự- quốc phòng;
+ Công tác kiểm tra, thanh tra;
+ Công tác phòng chống tham nhũng; công tác thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở của NEPC;
+ Công tác pháp chế;
+ Công tác cải cách hành chính;
– Thực hiện công tác phục vụ ăn, nghỉ cho học viên các lớp ngắn hạn học tập tại trường;
– Thực hiện công tác văn phòng Đảng ủy.
- Nhiệm vụ
2.1 Công tác tổ chức, nhân sự
– Xây dựng tổ chức bộ máy của nhà trường theo quy định của EVNNPC và của Nhà nước.
– Lập kế hoạch bổ nhiệm, miễn nhiệm, luân chuyển, điều động, tiếp nhận cán bộ, giáo viên, công nhân viên trong trường;
– Thực hiện công tác quy hoạch cán bộ, bổ nhiệm mới và bổ nhiệm lại cán bộ, luân chuyển cán bộ trong nhà trường.
– Quản lý công tác tổ chức, cán bộ, chuẩn bị và đề bạt cán bộ, phát hiện, bồi dưỡng và đào tạo cán bộ kế cận.
– Đánh giá nhận xét cán bộ Lãnh đạo quản lý hàng năm
– Quản lý đội ngũ CBVC nhà trường.
– Tổng hợp, đề xuất việc tuyển dụng CBVC.
– Quản lý, cập nhật, bổ sung hồ sơ, lý lịch và sổ bảo hiểm của CBVC theo tháng, quý, năm.
– Xây dựng và triển khai kế hoạch phát triển, đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ cho CBVC.
2.2. Công tác hành chính – văn phòng
– Quản lý và thực hiện công tác văn thư, lưu trữ và bảo mật công văn giấy tờ theo quy định;
+ Quản lý con dấu chặt chẽ, đảm bảo đúng nguyên tắc.
+ Sắp xếp và lưu các loại công văn đi và đến
– Tiếp nhận và phát hành các loại công văn đi và đến, các văn bản nội bộ; các bưu phẩm, thư cho CBVC và HSSV;
– Phối hợp tổ chức các Hội nghị của nhà trường và của các đơn vị
– Dự thảo, đánh máy, nhân bản các văn bản
– Cấp Giấy giới thiệu, Giấy đi đường và giải quyết các loại giấy tờ khác được Hiệu trưởng ủy nhiệm;
– Cấp Giấy chứng nhận, thẻ CBVC
– Quản lý phòng truyền thống và các phòng họp được phân công
– Phụ trách công tác lễ tân, đưa đón, tiếp khách đến làm việc với nhà trường;
– Quản lý, điều động và sử dụng các loại ô tô của Trường;
– Quản lý các phòng khách, phòng họp, hội trường;
– Quản lý, sử dụng các phần mềm được giao.
– Thực hiện các công việc phục vụ thuộc lĩnh vực văn phòng.
2.3. Công tác chế độ, chính sách
– Theo dõi và giải quyết các chế độ chính sách đối với CBVC và HSSV;
+ Làm thủ tục hưu trí đối với CBVC đến tuổi nghỉ hưu
+ Thanh toán công ốm, thai sản cho CBVC
– Nghiên cứu, phổ biến chế độ chính sách cho CBVC ;
– Phối hợp với thanh tra, giải quyết các khiếu nại, tố cáo, kiến nghị có liên quan đến CBVC và HSSV toàn trường liên quan đến công tác chế độ chính sách;
– Đảm bảo chế độ, chính sách cho người lao động theo quy định của ngành và của Nhà nước.
– Báo cáo thu nộp và thanh toán BHXH, BHYT, BHTN của CBVC và BHYT của HSSV theo quy định.
2.4. Công tác Lao động Tiền lương
– Lập kế hoạch Lao động tiền lương hàng năm trình EVNNPC phê duyệt
– Báo cáo lao động việc làm, thu nhập định kỳ hàng tháng, quý và năm theo quy định của EVNNPC.
– Theo dõi và quản lý việc chấp hành ngày giờ, công lao động, ngày nghỉ lễ, nghỉ phép của CBVC trong trường.
- Hàng tháng tổng hợp kết quả xét lương và chấm công của các phòng , khoa, trung tâm trình Lãnh đạo duyệt.
- Tổng hợp và xét đề nghị nâng bậc lương cho CBVC 3 tháng 1 lần theo quy định.
- Cân đối lao động trong các đơn vị.
2.5. Công tác Thi đua khen thưởng, tuyên truyền
– Thường trực Hội đồng Thi đua khen thưởng của nhà trường.
+ Chuẩn bị nội dung cuộc họp xét thi đua theo định kỳ và đột xuất.
+ Đề xuất các hình thức khen thưởng, mức khen thưởng cho các cá nhân và tập thể.
– Tổ chức các sự kiện, các ngày lễ lớn của nhà trường và của dân tộc.
+ Chủ trì trong khâu nghi lễ
+ Thực hiện công tác tuyên truyền bằng văn bản và bằng việc treo cờ, băng rôn, khẩu hiệu…
+ Ra văn bản phát động thi đua; sơ, tổng kết mỗi đợt phát động thi đua
– Thường trực trong công tác sơ, tổng kết thi đua.
– Soạn thảo các văn bản đăng ký thi đua hàng năm với cấp trên, báo cáo công tác thi đua với cấp trên theo định kỳ và đột xuất.
2.6. Công tác An ninh trật tự
- Quan hệ và tranh thủ sự chỉ đạo giúp đỡ của Công an huyện Sóc Sơn về công tác xây dựng phong trào quần chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc.
- Đảm bảo an ninh, trật tự nhất là trong các ngày lễ tết, ngày hội lớn của toàn dân.
- Phối hợp thực hiện công tác đảm bảo an ninh trật tự trong quản lý HSSV
+ Kiểm tra chặt chẽ thẻ HSSV và thẻ ngoại trú của HSSV ra vào cổng trường
- Cấp phát và quản lý, kiểm tra thẻ ra vào cổng của các đối tượng vào làm cho các quán dịch vụ và công nhân xây dựng trong trường.
- Phối kết hợp với chính quyền địa phương nơi trường đóng quân trong công tác bảo vệ an ninh trật tự,
- Phối hợp với công an địa phương và khu vực cần giải quyết, xử lý các đối tượng là người địa phương gây rối mất trật tự khu vực cổng trường
– Quản lý và thực hiện công tác bảo vệ chính trị nội bộ;
– Phối hợp quản lý học viên các lớp ngắn hạn tổ chức tại trường.
– Tổ chức thực hiện công tác trực bảo vệ trường 24/24 giờ;
- Thực hiện các hiệu lệnh kẻng về thời gian làm việc theo quy định
- Sử dụng, khai thác hiệu quả các trang thiết bị, vật tư, tài sản được giao quản lý.
2.7. Công tác Quân sự địa phương
– Lập kế hoạch năm về công tác quân sự :
+ Kế hoạch quân sự quốc phòng năm
+ Kế hoạch huấn luyện lực lượng dân quân tự vệ hàng năm
+ Kế hoạch tác chiến bảo vệ cơ quan
+ Kế hoạch tổ chức, xây dựng lực lượng
+ Kế hoạch phòng chống cháy nổ, kế hoạch tìm kiếm cứu nạn và phòng chống lụt bão
+ Các văn bản hướng dẫn tổ chức, quán triệt chỉ thị, nghị quyết của cấp trên…
- Quản lý và làm thủ tục đăng ký quân nhân dự bị, nghĩa vụ quân sự, dân quân tự vệ cho CBVC trong trường;
- Báo cáo công tác về BCH Quân sự huyện Sóc Sơn và Tổng công ty Điện lực miền Bắc hàng tháng, quý, năm và theo yêu cầu
- Tham dự hội thao hàng năm do Huyện Sóc Sơn tổ chức.
2.8. Công tác Thanh tra kiểm tra, pháp chế
- Hàng năm xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch và thực hiện về công tác thanh tra, pháp chế của trường theo quy định hiện hành
- Đề xuất phương án và giải quyết các vụ việc khi có sai phạm trong các lĩnh vực hoạt động của trường.
- Trực tiếp giải quyết các đơn thư khiếu nại, tố cáo của CBVC và HS – SV trong trường.
- Soạn thảo và đề xuất Hiệu trưởng ban hành các văn bản liên quan công tác thanh tra, pháp chế, công tác phòng chống tham nhũng của trường theo quy định hiện hành.
- Hàng tháng tổ chức thanh tra, kiểm tra các mặt hoạt động trong nhà trường theo sự chỉ đạo của Hiệu trưởng.
- Tham gia thẩm định, rà soát, kiểm tra văn bản, hệ thống hóa văn bản nội bộ trong trường.
- Chủ trì và tham gia với các đơn vị liên quan tổ chức phổ biến, giáo dục pháp luật ; phổ biến các văn bản quy phạm nội bộ của nhà trường cho CBVC và HS – SV.
- Phối hợp với Ban thanh tra nhân dân tham gia các lĩnh vực thẩm quyền
2.9. Công tác điều hành và quản lý xe
- Điều động xe phục vụ CBVC đi công tác, học sinh – sinh viên đi thực tập.
- Viết lệnh điều xe.
- Kiểm tra bảo dưỡng định kỳ và khám lưu hành xe đúng thời gian quy định.
- Bảo vệ quản lý xe qua đêm của học sinh – sinh viên, phương tiện đi lại liên hệ công tác của khách.
2.10. Công tác quản lý CB, CNV và tài sản thuộc phòng quản lý
– Phân công công việc ở từng bộ phận hợp lý, nhằm đảm bảo hiệu quả công việc
– Phân công lao động hợp lý, phù hợp với trình độ và năng lực của mỗi người
– Kiểm tra, giám sát thường xuyên việc thực hiện công việc đối với các bộ phận chuyên môn để đánh giá hiệu quả công việc.
– Giao các bộ phận quản lý tài sản của đơn vị
– Lập kế hoạch bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ CB, CNV của phòng.
2.11. Công tác Quản trị – Đời sống
– Quản lý toàn bộ cơ sở hạ tầng đất đai, vườn hoa, cây xanh, hàng rào, hệ thống giao thông, hệ thống cống rãnh … thuộc phạm vi diện tích nhà trường, ngăn ngừa những hành vi xâm phạm đất đai của trường, bảo vệ sự toàn vẹn địa giới thuộc trường quản lý.
– Quản lý toàn bộ hệ thống nhà: nhà làm việc, xưởng trường, phòng thí nghiệm, lớp học, hội trường, phòng khách … trong khu đất thuộc trường quản lý.
– Tổ chức chỉ đạo và đảm bảo công tác vệ sinh môi trường các khu nhà vệ sinh, hành lang công cộng trong khu vực học tập, nơi làm việc, đường sá, sân chơi và các khu vực chưa xây dựng do trường quản lý.
– Quy hoạch và thực hiện công tác trồng và cắt tỉa cây xanh, vườn hoa, cây cảnh, các thảm cỏ đảm bảo cảnh quan môi trường xanh, sạch, đẹp trong toàn trường.
– Lập kế hoạch thường xuyên tu bổ, sữa chữa cơ sở vật chất của trường phục vụ cho công tác đào tạo.
– Phối hợp với các bộ phận chức năng liên quan nghiệm thu các công trình xây dựng mới, các công trình sữa chữa, cải tạo, nhận bàn giao và có kế hoạch đưa các công trình đó vào sử dụng có hiệu quả.
– Lập kế hoạch sữa chữa và mua sắm dụng cụ, vật tư, trang thiết bị đảm bảo tiện nghi phòng ở phục vụ cho công tác và học tập của HSSV toàn trường.
– Phối hợp với các bộ phận liên quan, tổ chức và triển khai công tác phòng chống bão, lụt và phòng cháy chữa cháy của trường.
– Tham gia và thực hiện tốt công tác quy hoạch và quản lý xây dựng các công trình của trường.
– Tổ chức các hoạt động của quán dịch vụ đảm bảo đúng quy định và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
– Triển khai phục vụ ăn, nghỉ cho học viên các lớp ngắn hạn học tập tại trường,
– Công tác bảo dưỡng, Sửa chữa thiết bị điện.
– Quản lý, vận hành, tu sửa, bảo dưỡng toàn bộ hệ thống cấp, thoát nước trong khuôn viên trường.
– Quản lý khai thác Hệ thống mạng nội bộ, hệ thống Truyền hình trực tuyến. Hệ thống âm thanh loa đài, màn hình LED tại các Hội trường, phòng học.
2.12. Công tác chăm sóc y tế và bảo vệ môi trường
– Tổ chức khám chữa bệnh ban đầu cho CBVC và HSSV, giải quyết điều trị kịp thời ngoại trú hoặc giới thiệu lên tuyến trên theo qui định của ngành Y tế, tổ chức việc điều trị ngoại trú tại trạm.
– Mua, cấp thuốc cho cán CBVC và HSSV trong trường kịp thời, thuận lợi. Quản lý thuốc đúng qui định của ngành. Đảm bảo an toàn về dược.
– Lập hồ sơ sức khoẻ cho CBVC và HSSV.
– Tổ chức khám sức khoẻ hàng năm cho cán CBVC.
– Có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn cho cán bộ y tế.
– Quản lý và bảo dưỡng tốt cơ sở vật chất, thuốc men và mọi tài sản khác của trạm.
– Quản lý và sử dụng kinh phí khám chữa bệnh đúng qui định của Bảo hiểm xã hội.
– Mua BHYT cho HSSV các khóa học
– Quản lý công tác vệ sinh môi trường, tổ chức tốt công tác phòng bệnh, phòng dịch, tuyên truyền vận động và xây dựng ý thức giữ gìn vệ sinh phòng chống bệnh dịch, vệ sinh nơi ăn ở và nơi học tập làm việc của CBVC và HSSV đảm bảo môi trường luôn xanh – sạch đẹp.
– Tổ chức kiểm tra, giám sát công tác vệ sinh an toàn thực phẩm, nghiên cứu đề xuất những biện pháp cụ thể, kịp thời hữu hiệu phòng chống ngộ độc ăn uống đối với các quán dịch vụ.
– Phối hợp triển khai các biện pháp cụ thể phòng chống dịch bệnh như phun thuốc diệt muỗi, diệt chuột và côn trùng… vệ sinh môi trường. Phối hợp với cơ quan Y tế cấp trên kịp thời phát hiện, khoanh vùng và tiêu diệt các ổ dịch bệnh, không để lây lan.
2.13. Công tác Đảng:
– Giúp việc cho Ban Chấp hành Đảng ủy NEPC.
– Tổng hợp các báo cáo định kỳ, chuyên đề về công tác Đảng của Đảng bộ bộ phận.
– Tham mưu về công tác đánh giá chất lượng Đảng bộ bộ phận, các chi bộ trực thuộc và đảng viên trong Đảng bộ; đánh giá chất lượng tập thể, cá nhân cán bộ lãnh đạo, quản lý diện Đảng ủy quản lý.
– Quản lý hồ sơ của Đảng bộ bộ phận.
– Thực hiện nghiệp vụ công tác đảng vụ theo quy định.
– Thực hiện các nhiệm vụ khác do BCH Đảng ủy NEPC giao.
2.14. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo phân công của Hiệu trưởng;