Khoa Khoa học cơ bản

0
2579
  1. Chức năng

– Tham mưu với lãnh đạo nhà trường về tổ chức bộ máy, quy mô và định hướng phát triển của khoa theo từng giai đoạn phù hợp với sự phát triển của nhà trường.

– Tham mưu cho lãnh đạo các chủ trương và biện pháp về:

+ Công tác xây dựng kế hoạch, chương trình đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, giảng viên của khoa.

+ Công tác tự kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp của Khoa

+ Công tác nghiên cứu khoa học, ứng dụng kỹ thuật, công nghệ vào hướng dẫn thực hành

+ Công tác biên soạn chương trình, giáo trình môn học/mô đun

+ Công tác tổ chức làm thiết bị dạy nghề phục vụ công tác hướng dẫn thực hành.

+ Xây dựng kế hoạch mua sắm đầu tư trang thiết bị thực hành, quản lý cơ sở vật chất, vật tư, thiết bị, máy móc, nhà xưởng.

+ Công tác tổ chức dạy học, học lại, thi, kiểm tra đánh giá chất lượng các môn học/mô đun.

+ Công tác đào tạo các hệ ngắn hạn khác theo yêu cầu.

– Thực hiện các nhiệm vụ của Khoa đã được Nhà trường phê duyệt.

  1. Nhiệm vụ

2.1. Xây dựng, thực hiện chương trình, kế hoạch giảng dạy các môn học/mô đun thuộc khoa, bộ môn trên cơ sở chương trình đào tạo, kế hoạch đào tạo các ngành nghề của Nhà trường.

2.2. Xây dựng, thực hiện chương trình đào tạo đội ngũ giảng viên thuộc khoa

– Quản lý, phát triển đội ngũ giảng viên và cán bộ quản lý của khoa:

+ Lập quy hoạch giáo viên, cán bộ quản lý; lập kế hoạch, chính sách, quy trình, biện pháp phù hợp để đề xuất tuyển dụng giảng viên đáp ứng yêu cầu về chất lượng theo quy định của Nhà nước và nhu cầu về số lượng theo cơ cấu tổ chức của trường.

+ Lập kế hoạch đánh giá, phân loại giảng viên đáp ứng yêu cầu thực tế của khoa.

– Lập kế hoạch và thực hiện thường xuyên việc bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ giảng viên.

+ Hàng năm, khoa lập kế hoạch và thực hiện việc bồi dưỡng cho đội ngũ giảng viên;

+ Khuyến khích giảng viên tham gia tích cực vào các hoạt động thi đua dạy tốt như hội giảng giáo viên giỏi hàng năm, có sáng kiến cải tiến trong dạy học.

+ Có kế hoạch và tổ chức cho đội ngũ giảng viên đi thâm nhập thực tế hàng năm để bổ sung kinh nghiệm nghề nghiệp đáp ứng yêu cầu giảng dạy.

2.3. Quản lý giảng viên thuộc khoa

– Căn cứ kế hoạch đào tạo của nhà trường, khoa triển khai cho các bộ môn thực hiện giảng dạy các chương trình môn học theo đúng mục tiêu, nội dung chương trình đào tạo các ngành, nghề đã được phê duyệt.

– Phân công giảng viên giảng dạy theo nhóm môn học/mô đun nhằm đảm bảo tất cả các môn học/mô đun có đủ số lượng giảng viên đứng lớp. Phân bổ giờ giảng hợp lý.

– Tổ chức sinh hoạt định kỳ chuyên môn các nhóm môn học/ mô đun để thống nhất điều chỉnh các nội dung kiến thức chưa phù hợp; thống nhất công tác kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HSSV.

– Tổ chức kiểm tra, dự giờ đột xuất, bình giảng, góp ý chuyên môn, nâng cao chất lượng đào tạo.

2.4. Thực hiện việc biên soạn chương trình, giáo trình, học liệu dạy nghề khi được phân công; tổ chức nghiên cứu đổi mới nội dung, cải tiến phương pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng đào tạo

2.5. Thực hiện các hoạt động thực nghiệm, nghiên cứu khoa học, ứng dụng kỹ thuật, công nghệ vào quá trình dạy học.

2.6. Quản lý, sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất, vật tư, thiết bị theo quy định; Đề xuất, xây dựng kế hoạch bổ sung, bảo trì trang thiết bị đào tạo.

2.7. Tổ chức kiểm tra, đánh giá kết quả, quản lý chất lượng đào tạo các môn học/mô đun thuộc khoa

2.8. Tổ chức dạy học, học lại các môn học/mô đun

2.9. Thực hiện công tác kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp của đơn vị

2.10. Tham gia Hội giảng Nhà giáo giáo dục nghề nghiệp các cấp.

2.11. Tổ chức làm thiết bị dạy nghề tự làm phục vụ công tác hướng dẫn thực hành nghề.

2.12.  Liên hệ với các đơn vị để tổ chức đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn các lớp ngắn hạn. Triển khai tổ chức các lớp ngắn hạn theo phân công của Hiệu trưởng.

2.13. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công của Hiệu trưởng.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây