1. Chiến lược phát triển đào tạo
Mục tiêu:
Đào tạo lao động kĩ thuật chất lượng cao có năng lực thực hành đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động (EVN; EVNNPC và xã hội); có đạo đức, lương tâm nghề nghiệp, ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp, có sức khoẻ; lao động sáng tạo, có năng lực hợp tác, năng lực tự học, ngoại ngữ và tin học.
Giải pháp:
+ Đào tạo là nhiệm vụ trọng tâm của nhà trường. Tất cả cán bộ, công nhân viên của trường đều có trách nhiệm và được huy động trong các hoạt động phục vụ đào tạo.
+ Phát triển các ngành nghề đào tạo phù hợp với đỏi hỏi thực tiễn, đáp ứng yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao của EVN, EVNNPC về công nghệ cao phục vụ sản xuất, phục vụ phát triển công nghiệp.
+ Đảm bảo tuyển sinh đủ chỉ tiêu theo cơ cấu ngành nghề đăng ký. Đổi mới công tác tuyển sinh, đảm bảo chất lượng đầu vào. Hướng tới đào tạo các lớp chất lượng cao.
+ Đổi mới tổ chức quá trình đào tạo và đánh giá theo tiêu chuẩn bậc thợ đã được EVN, EVNNPC ban hành.
+ Quy mô đào tạo của trường đựơc ổn định khoảng 2.000 học sinh/sinh viên từ năm 2020, trong đó Cao đẳng là chủ yếu.
+ Đa dạng hóa loại hình và hình thức đào tạo: Đào tạo tập trung, đào tạo tại doanh nghiệp, Đào tạo bồi dưỡng theo nhu cầu.
+ Đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy học theo phương pháp tích hợp.
+ Tổ chức đào tạo thí điểm theo mô hình chất lượng cao. Chuẩn hoá các chương trình đào tạo để vừa phù hợp với nhu cầu vừa tiếp cận trình độ công nghệ tiên tiến theo hướng tương thích khu vực và quốc tế. Tiến tới xây dựng các nghề đào tạo đạt chuẩn Khu vực ASEAN và Quốc gia.
2. Chiến lược phát triển cơ sở vật chất
Mục tiêu:
Xây dựng cơ sở vật chất của trường đạt tiêu chuẩn Trường chuẩn quốc tế của Bộ Lao động Thương binh & Xã hội về tổng diện tích trường, diện tích xây dựng, diện tích giảng đường/phòng học lý thuyết, thiết bị dạy nghề, phòng thí nghiệm/phòng học thực hành, ký túc xá, cơ sở văn hoá – thể thao.
Giải pháp:
+ Tu bổ nâng cấp các công trình và thiết bị kỹ thuật đảm bảo theo thiết kế.
+ Mua sắm bổ sung thiết bị dụng cụ đảm bảo các hệ thống thiết bị đồng bộ, hiệu quả cao trong đào tạo theo chuẩn của từng ngành nghề.
+ Đầu tư trang thiết bị cho các phòng thực hành, thí nghiệm, đặc biệt chú trọng các ngành nghề mũi nhọn. Xây dựng một số xưởng thực hành kiểu mẫu đạt chuẩn Quốc gia.
+ Mở rộng quan hệ với doanh nghiệp nhằm khai thác các trang thiết bị sẵn có của các doanh nghiệp.
+ Xây dựng thư viện và nâng cấp cơ sở hạ tầng thông tin tạo điều kiện cho học sinh/sinh viên tiếp cận tốt với Internet phục vụ học tập.
3. Chiến lược phát triển nguồn nhân lực
Mục tiêu:
Xây dựng, phát triển và chuẩn hoá đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý theo yêu cầu của từng vị trí công tác trong trường, hướng tới Hội nhập Khu vực về giáo dục nghề nghiệp. Đảm bảo đội ngũ giáo viên chuyên sâu về lý thuyết, giỏi về thực hành, có phương pháp giảng dạy tốt, có kiến thức về tin học, ngoại ngữ và các kỹ năng cần thiết.
Yêu cầu về cán bộ quản lý: Có đủ năng lực chuyên môn, năng lực quản lý, trình độ tin học và tiếng Anh đáp ứng được yêu cầu. Đã qua công tác giảng dạy, quản lý cơ sở dạy nghề ít nhất 3 năm; có trình độ thạc sỹ chuyên ngành trở lên, đã qua bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý cơ sở giáo dục nghề nghiệp
Yêu cầu về đội ngũ giáo viên:
– 100% đội ngũ giáo viên đạt chuẩn theo Quy định Thông tư 08/2017/TT-BLĐTBXH về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, năng lực sư phạm.
– Quy mô đội ngũ đến năm 2020: Toàn trường có 130 cán bộ, viên chức, trong đó có 100 giáo viên. Đảm bảo tỷ lệ quy đổi giáo viên/sinh viên đạt 1/18;
Giải pháp:
+ Tiến hành rà soát, đánh giá đúng thực trạng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên.
+ Quy hoạch tổng thể đội ngũ giáo viên làm rõ số lượng, yêu cầu về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, về lứa tuổi và giới tính của từng chuyên ngành đào tạo để làm cơ sở cho việc tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng trong từng giai đoạn phát triển của Nhà trường.
+ Mô tả chức năng, nhiệm vụ, yêu cầu cho các vị trí công tác làm tiêu chuẩn để tuyển dụng, bồi dưỡng, sử dụng và đánh giá cán bộ, nhân viên.
+ Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ đầu đàn cho từng chuyên ngành, chuyên đề bồi dưỡng, huấn luyện…
+ Tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên trẻ. Đào tạo tại nước ngoài giáo viên các nghề trọng điểm đã được phê duyệt.
+ Xây dựng cơ chế thu hút giảng viên, cán bộ kỹ thuật có trình độ cao từ bên ngoài.
+ Xây dựng quy chế đánh giá giáo viên thông qua giảng dạy và nghiên cứu, sản xuất. Xây dựng bộ tiêu chuẩn đánh giá cán bộ, giáo viên.
+ Cải tiến chế độ quyền lợi cho cán bộ công nhân viên, giáo viên. Có chính sách thu hút nhân tài hợp lý đối với đối tượng tuyển chọn và gia đình họ.
4. Chiến lược về người học
Mục tiêu:
Tạo môi trường và điều kiện thuận lợi để học sinh/sinh viên phát triển toàn diện về trí tuệ, năng lực, thể chất, có tri thức và kỹ năng nghề nghiệp cao để sau khi tốt nghiệp mỗi người học có năng lực kỹ thuật vững vàng, một thể chất khoẻ mạnh, một tinh thần trong sáng, có việc làm hiệu quả.
Yêu cầu về người học: 100% sinh viên theo học các chương trình trọng điểm được cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia.
Giải pháp:
+ Tăng cường công tác chăm lo, phục vụ học sinh/sinh viên, thực hiện công bằng trong đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của học sinh/sinh viên
+ Tổ chức tốt, thường xuyên các hoạt động phong trào, văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao. Tạo môi trường, đầu tư trang bị tạo điều kiện cho các câu lạc bộ sinh viên hoạt động.
+ Đẩy mạnh công tác thông tin về thị trường lao động, hỗ trợ tư vấn và giới thiệu việc làm
+ Huy động học sinh/sinh viên tham gia các đề tài nghiên cứu khoa học, nhất là các đề tài phục vụ sản xuất tạo môi trường, điều kiện và khuyến khích sinh viên sáng tạo.
+ Tạo điều kiện và khuyến khích học sinh/sinh viên tham gia các hoạt động xã hội.
+ Tổ chức các câu lạc bộ chuyên môn tạo điều kiện và môi trường khuyến khích sinh viên nghiên cứu, rèn luyện.
+ Mở rộng quan hệ và đa dạng hóa cả về đối tác lẫn nội dung và hình thức hợp tác với các doanh nghiệp trong và ngoài nước, nhằm thực hiện các mục tiêu chính sau:
+ Giới thiệu việc làm cho sinh viên.
+ Giới thiệu cơ sở thực tập cho sinh viên.
+ Liên kết đào tạo thực hành kết hợp sản xuất.
+ Tổ chức đào tạo cung ứng lao động theo đơn đặt hàng.
+ Tổ chức liên kết đào tạo theo đơn đặt hàng
+ Tổ chức gia công, sản xuất theo đơn đặt hàng.
+ Đào tạo xuất khẩu lao động.
+ Tăng cường công tác tuyên truyền, tư vấn hướng nghiệp cho sinh viên và quảng bá hình ảnh nhà trường tới các doanh nghiệp và cộng đồng xã hội.
+ Tổ chức khảo sát nhu cầu sử dụng lao động của các doanh nghiệp và nhu cầu việc làm theo từng ngành nghề lĩnh vực của sinh viên. Từ đó tổng hợp thống kê số liệu và đầu ra các giải pháp cụ thể nhằm đáp ứng như cầu doanh nghiệp và đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng của sinh viên về về việc làm.
+ Thường xuyên tổ chức hội thảo, tọa đàm, đối thoại trao đổi giữa nhà trường với doanh nghiệp nhằm tăng cường và nâng cao hiệu quả hợp tác giữa nhà trường và doanh nghiệp trong lĩnh vực liên kết đào tạo sản xuất và cung ứng nguồn nhân lực.
+ Thường niên tổ chức buổi gặp gỡ trao đổi kinh nghiệm giữa nhà trường và cựu sinh viên đang làm việc tại doanh nghiệp với sinh viên chuẩn bị tốt nghiệp nhằm cập nhật thông tin doanh nghiệp, tình hình việc làm của sinh viên đã tốt nghiệp, cung cấp thông tin làm cơ sở và kinh nghiệm cho các sinh viên khóa sau.
+ Thường niên tổ chức phiên giao dịch việc làm và ngày hội việc làm sinh viên để tạo điều kiện cơ hội việc làm cho sinh viên và tạo cơ hội cho các doanh nghiệp tuyển dụng.
5. Chiến lược phát triển khoa học, ứng dụng công nghệ
Mục tiêu:
“Xây dựng Trường Cao đẳng Điện lực miền Bắc thành một trung tâm Nghiên cứu-Ứng dụng – Chuyển giao khoa học công nghệ, có uy tín và tin cậy có đủ khả năng tiếp cận và phát triển các công nghệ tiên tiến, giải quyết các vấn đề bức xúc do thực tiễn sản xuất của EVN, EVNNPC và các Công ty Điện lực đặt ra. Nguồn thu từ các hoạt động khoa học công nghệ và dịch vụ đạt tối thiểu 30% tổng thu của trường vào năm 2020”.
Mục tiêu cụ thể:
+ Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh điện, bảo đảm cung cấp luận cứ, cơ sở, giải pháp khoa học đồng bộ cho các chủ trương, chính sách, quy hoạch, kế hoạch và các chương trình, dự án trọng điểm nhà trường.
+ Nâng cao trình độ công nghệ, đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng công nghệ cao trong một số ngành nghề trọng điểm: Hệ thống điện, Công nghệ Thông tin. Gắn hoạt động nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ với sản xuất, kinh doanh và dịch vụ của nhà trường.
+ Phát triển nguồn nhân lực khoa học và công nghệ chất lượng cao, đảm bảo nghiên cứu, tiếp thu, ứng dụng, làm chủ và phát triển công nghệ tiên tiến, đạt trình độ trung bình khá của khu vực.
+ Đến năm 2020, khoa học và công nghệ góp phần đáng kể vào ngân sách của nhà trường, nguồn thu từ các hoạt động khoa học công nghệ và dịch vụ đạt tối thiểu 30% tổng thu của trường vào năm 2020.
+ Tập trung phát triển một số ngành công nghệ cao trở thành ngành công nghiệp mũi nhọn: Năng lược mặt trời; Sửa chữa đường dây nóng (Hotline).
Giải pháp:
+ Nâng cao nhận thức về vai trò và ý nghĩa của hoạt động nghiên cứu ứng dụng khoa học trong nhà trường và các đơn vị sản xuất.
+ Đổi mới cơ chế quản lý khoa học công nghệ về nội dung cũng như tài chính tạo điều kiện và động lực cho cán bộ, HSSV tham gia.
+ Xây dựng cơ chế khuyến khích và bắt buộc giáo viên tham gia nghiên cứu khoa học.
+ Xây dựng và đầu tư một số phòng thực hành, thí nghiệm hiện đại thuộc chuyên ngành mũi nhọn, hứa hẹn triển vọng phục vụ nghiên cứu ứng dụng cũng như hợp tác quốc tế.
+ Tăng cường liên kết, hợp tác với doanh nghiệp để nhận các đặt hàng sản xuất, nghiên cứu cũng như khai thác các cơ sở thiết bị, công nghệ mới hiện đại trong sản xuất.
+ Thu hút các cán bộ kỹ thuật có trình độ cao ngoài trường tham gia và hướng dẫn nghiên cứu, chuyên giao.
+ Phát triển hợp tác quốc tế trong nghiên cứu ứng dụng.
+ Huy động mạnh mẽ nguồn vốn xã hội và các nguồn vốn nước ngoài đầu tư cho phát triển khoa học và công nghệ.
+ Tập trung nghiên cứu, phát triển các lĩnh vực: Năng lược mặt trời, Sửa chữa điện nóng.
6. Chiến lược phát triển nguồn tài chính và tiền lương
Mục tiêu:
Đổi mới phương thức quản lý nhằm đa dạng hóa nguồn thu, sử dụng hợp lý và hiệu quả các nguồn lực tài chính. Đảm bảo tài chính mạnh và chủ động, thu nhập của cán bộ giáo viên thuộc nhóm những trường có thu nhập cao tại khu vực Hà Nội.
Giải pháp:
+ Chủ động đa dạng hóa nguồn thu từ đào tạo, dịch vụ khoa học, sản phẩm khoa học, hợp tác quốc tế, hỗ trợ có mục tiêu của doanh nghiệp.
+ Hoàn thiện quy chế chi tiêu nội bộ, quy chế chi trả lương theo quy chế trả lương của EVNNPC.
+ Đổi mới cơ chế, cơ cấu và phương thức phân phối tiền lương theo hướng đảm bảo công bằng và khuyến khích cán bộ, công nhân viên, giáo viên đóng góp cho sự phát triển nhà trường.
+ Quản lý tài chính theo cơ chế quản lý tài chính doanh nghiệp, sử dụng hợp lý và hiệu quả các nguồn lực tài chính, đảm bảo tài chính mạnh và chủ động.
+ Tăng nguồn thu từ đào tạo, bồi dưỡng, huấn luyện và nguồn thu từ hoạt động dịch vụ.
7.Chiến lược phát triển công nghệ thông tin
Mục tiêu:
Ứng dụng rộng rãi công nghệ thông tin trong các hoạt động đào tạo và quản lý nhà trường trên cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin tiên tiến.
Giải pháp:
+ Bồi dưỡng nâng cao trình độ một cách căn bản và hệ thống cho giáo viên về ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học
+ Xây dựng, hiện đại hóa thư viện số, cổng thông tin và thư viện, kết nối với các thư viện trong, ngoài nước.
+ Tăng cường công năng của cơ sơ hạ tầng công nghệ thông tin
+ Xây dựng cơ chế khuyến khích và bắt buộc CBGV, HSSV ứng dụng CNTT vào giảng dạy, học tập, nghiên cứu.
+ Áp dụng triệt để CNTT trong công tác quản lý, điều hành.
+ Tạo môi trường, xây dựng hạ tầng kỹ thuật CNTT đáp ứng yêu cầu sử dụng của CBGV và HSSV.
+ Thường xuyên đổi mới và cập nhật các công nghệ cao, tiên tiến của CNTT và truyền thông trong đào tạo và quản lý.
8. Chiến lược phát triển hợp tác quốc tế
Mục tiêu:
Đẩy mạnh công tác hợp tác quốc tế với các nước phát triển, hướng tới tiếp cận và áp dụng các tiêu chuẩn khu vực và quốc tế trong quản lý và đào tạo theo chương trình của các nước phát triển, qua đó để tiếp nhận, chia sẻ tài nguyên và kinh nghiệm phát triển, hợp tác đào tạo và nghiên cứu khoa học.
Giải pháp:
+ Đa phương hoá, đa dạng hoá các loại hình hợp tác, tăng cường hội nhập quốc tế và khu vực.
+ Tăng cường hợp tác song phương với các cơ sở đào tạo nước ngoài (tập trung vào các nước trong vực ASEAN; Nhật Bản và Hàn Quốc).
+ Đổi mới cơ chế hợp tác quốc tế nhằm khuyến khích các cá nhân, đơn vị, tập thể khoa học chủ động tạo dựng quan hệ hợp tác khoa học – đào tạo với đối tác nước ngoài.
+ Hợp tác xây dựng trung tâm đào tạo hợp tác quốc tế.
Tham gia các Dự án hợp tác về đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao của các tổ chức, cung ứng nguồn nhân lực cho các đối tác: Cơ quan hợp tác Quốc tế Nhật Bản JICA; Công ty Điện lực Hàn Quốc (KEPCO); Hiệp hội Kỹ thuật điện Hàn Quốc (KECA).
9. Chiến lược đảm bảo chất lượng
Mục tiêu:
Thực hiện kiểm định chất lượng định kỳ về mục tiêu đào tạo, tổ chức đào tạo, kết quả đào tạo, các nguồn lực đảm bảo cho đào tạo theo các tiêu chí và quy trình chung của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội nhằm đảm bảo chất lượng giáo dục nghề nghiệp.
Giải pháp:
+ Thực hiện tự đánh giá định kỳ theo các tiêu chuẩn kiểm định trường giáo dục nghề nghiệp của Bộ LĐ TB&XH.
+ Xây dựng hệ thống quản lý theo tiêu chuẩn ISO, hệ thống đảm bảo chất lượng.
+ 100% sinh viên được cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia theo tiêu chuẩn của các nghề trọng điểm ở từng cấp độ.
III. Chức năng – nhiệm vụ
1. Tổ chức đào tạo nhân lực trực tiếp cho sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ở các trình độ cao đẳng, trung cấp, sơ cấp và đào tạo thường xuyên theo quy định nhằm trang bị cho người học năng lực thực hành nghề tương xứng với trình độ đào tạo, có sức khỏe, đạo đức; có trách nhiệm nghề nghiệp; có khả năng sáng tạo, thích ứng với môi trường làm việc trong bối cảnh hội nhập quốc tế; bảo đảm nâng cao năng suất, chất lượng lao động; tạo điều kiện cho người học sau khi hoàn thành khóa học có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc tiếp tục học lên trình độ cao hơn;
2. Tổ chức biên soạn hoặc lựa chọn, phê duyệt và thực hiện các chương trình, giáo trình đào tạo đối với ngành nghề được phép đào tạo;
3. Xây dựng kế hoạch tuyển sinh, tổ chức tuyển sinh đào tạo;
4. Tổ chức các hoạt động đào tạo; kiểm tra, thi, xét công nhận tốt nghiệp và cấp bằng tốt nghiệp cao đẳng, bằng tốt nghiệp trung cấp, chứng chỉ sơ cấp theo quy định của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội;
5. Tuyển dụng, quản lý đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý, nhân viên của trường đủ về số lượng; phù hợp với ngành, nghề, quy mô và trình độ đào tạo theo quy định của pháp luật;
6. Phối hợp với các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân, gia đình người học trong hoạt động giáo dục nghề nghiệp;
7. Thực hiện dân chủ, công khai trong việc thực hiện các nhiệm vụ đào tạo, nghiên cứu, ứng dụng các kết quả nghiên cứu, chuyển giao công nghệ vào thực tiễn sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và hoạt động tài chính;
8. Quản lý, sử dụng đất đai, cơ sở vật chất, thiết bị và tài chính của trường theo quy định của pháp luật;
9. Quyết định thành lập các đơn vị trực thuộc trường theo cơ cấu tổ chức đã được phê duyệt trong Điều lệ tổ chức, hoạt động của trường; quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm các chức vụ từ cấp trưởng phòng, khoa và tương đương trở xuống;
10. Phối hợp với doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong hoạt động đào tạo về lập kế hoạch đào tạo, xây dựng chương trình, giáo trình đào tạo; tổ chức giảng dạy, hướng dẫn thực tập, đánh giá kết quả học tập của người học. Liên doanh, liên kết với các tổ chức kinh tế, giáo dục, nghiên cứu khoa học trong nước và nước ngoài nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, gắn đào tạo với việc làm và thị trường lao động;
11. Sử dụng nguồn thu từ hoạt động hợp tác đào tạo, khoa học, công nghệ, sản xuất, kinh doanh và dịch vụ để đầu tư xây dựng cơ sở vật chất của trường, chi cho các hoạt động đào tạo và bổ sung nguồn tài chính của trường;
12. Quản lý, sử dụng đất đai, cơ sở vật chất, thiết bị và tài chính của NEPC theo quy định của NPC và nhà nước;
13. Thực chế độ báo cáo định kỳ và đột xuất theo quy định của NPC và Nhà nước.
14. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.