Những nguyên tắc cơ bản trong việc bảo vệ môi trường

0
3322
Môi trường sử dụng trong lĩnh vực khoa học pháp lí là khái niệm được hiểu như là mối liên hệ giữa con người và tự nhiên, trong đó môi trường được hiểu như là những yếu tố, hoàn cảnh và điều kiện tự nhiên bao quanh con người. Vậy pháp luật quy định những nguyên tắc nào về bảo vệ môi trường?
1. Khái niệm về bảo vệ môi trường
Môi trường là khái niệm có nội hàm vô cùng rộng và được sử dụng ứong nhiều lĩnh vực khác nhau. Trong cuộc sống người ta dùng nhiều khái niệm môi trường như môi trường sư phạm, môi trường xã hội, môi trường giáo dục… Môi trường theo định nghĩa thông thường là toàn bộ nói chung những điều kiện tự nhiên và xã hội trong đó con người hay một sinh vật tồn tại, phát triển trong mối quan hệ với con người hay sinh vật ấy”; là “sự kết hợp toàn bộ hoàn cảnh hoặc điều kiện bên ngoài có ảnh hưởng tới sự tồn tại, phát triển của một thực thể”. Định nghĩa tương tự về môi trường như định nghĩa của Luật bảo vệ môi trường năm 1993 có thể tìm thấy trong Chương trình hành động của Cộng đồng châu Âu về môi trường.
Môi trường sử dụng trong lĩnh vực khoa học pháp lí là khái niệm được hiểu như là mối liên hệ giữa con người và tự nhiên, trong đó môi trường được hiểu như là những yếu tố, hoàn cảnh và điều kiện tự nhiên bao quanh con người.
Bảo vệ môi trường là những hoạt động được diễn ra nhằm mục đích giữ gìn sự trong lành, sạch đẹp của môi trường; giúp cân bằng hệ sinh thái và cải thiện môi trường sống của các sinh vật nói chung và con người nói riêng qua những việc làm để ngăn chặn, phòng ngừa, khắc phục các hậu quả xấu do thiên tai và con người gây ra ảnh hưởng đến môi trường.
Như vậy, ta có thể khẳng định: Bảo vệ môi trường là bảo vệ cuộc sống của chính chúng ta.
2. Quy định chung về bảo vệ môi trường
Trong các lĩnh vực địa lí, lí học, sinh học, y học…, bảo vệ môi trường được hiểu là tập hợp các biện pháp giữ gìn, sử dụng hoặc phục hồi một cách hợp lí sinh giới (vi sinh vật, thực vật, động vật) và môi sinh (đất, nước, không khí, lòng đất, khí hậu…), nghiên cứu thử nghiệm thiết bị sử dụng tài nguyên thiên nhiên, áp dụng công nghệ không có hoặc ít có phế liệu… nhằm tạo ra một không gian tối ưu cho con người.
Với tư cách là thuật ngữ pháp lí, bảo vệ môi trường được hình thành vào giữa thế kỉ XX, ở các nước có nền công nghiệp phát triển. Thời gian đầu, bảo vệ môi trường chỉ được hiểu đồng nghĩa với bảo tồn, sau đó nội dung được mở rộng bao gồm cả việc khai thác, sử dụng hợp lí các nguồn tài nguyên và cải thiện môi trường sống của con người và hệ sinh vật.
Ngày nay, các nhà khoa học còn cho rằng, môi trường không chỉ được hiểu là môi trường tự nhiên mà còn bao gồm cả môi trường xã hội – là các điều kiện về tinh thần và văn hoá… phục vụ cho Cuộc sống con người được thoải mái. Tuy nhiên, pháp luật môi trường hiện hành chỉ điều chỉnh các quan hệ xã hội trong lĩnh vực bảo vệ môi trường tự nhiên, bao gồm: các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại và phát triển của con người và thiên nhiên.
Tại Luật bảo vệ môi trường năm 2005, hoạt động bảo vệ môi trường là hoạt động nhằm làm cho môi trường trong lành, sạch đẹp; phòng ngừa, hạn chế tác động xấu đối với môi trường, ứng phó sự cố môi trường; khắc phục ô nhiễm, suy thoái; phục hồi và cải thiện môi trường; khai thác, sử dụng hợp lí và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ đa dạng sinh học. Như vậy, bảo vệ môi trường vừa được hiểu là bảo vệ chất lượng môi trường nói chung, vừa bảo vệ chất lượng của từng thành phần môi trường như bảo vệ đất, bảo vệ rừng, bảo vệ nguồn nước, bảo vệ nguồn lợi thủy sản, bảo vệ đa dạng sinh học…
Bảo vệ môi trường là trách nhiệm chung của tất cả mọi người và của mọi quốc gia, không phân biệt hình thức chính thể, chế độ chính trị và trình độ phát triển kinh tế – xã hội của mỗi nước.
Bảo vệ môi trường được thực hiện bằng việc áp dụng tổng hợp các biện pháp khác nhau như biện pháp tổ chức – chính trị, biện pháp kinh tế, biện pháp khoa học – công nghệ, biện pháp tuyên truyền, giáo dục, biện pháp pháp lí…
Bảo vệ môi trường có thể tiến hành theo nhiều cấp độ khác nhau, gồm: cấp cá nhân, cấp cộng đồng, cấp địa phương, vùng, cấp quốc gia, cấp tiểu khu vực, khu vực và toàn cầu.
Môi trường hiện nay đang là vấn đề nóng bỏng của mọi quốc gia, dù đó là quốc gia phát triển hay là quốc gia đang phát triển. Sự ô nhiễm, suy thoái và những sự cổ môi trường diễn ra ngày càng ở mức độ cao đang đặt con người trước những sự trả thù ghê gớm của thiên nhiên. Nguy cơ môi trường đặc biệt nóng bỏng ở các quốc gia đang phát triển – nơi nhu cầu cuộc sống hàng ngày của con người và nhu cầu phát triển của xã hội xung đột mạnh mẽ với sự cần thiết phải bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường. Việt Nam đúng trong hàng ngũ của các quốc gia đang phát triển và cũng đang phải đổi đầu với vấn đề môi trường.
Bảo vệ môi trường ngày nay đã trở thành một trong những chính sách quan trọng của Đảng và Nhà nước ta. Bằng những biện pháp và chính sách khác nhau, Nhà nước ta đang can thiệp mạnh mẽ vào các hoạt động của cá nhân, tổ chức trong xã hội để bảo vệ các yếu tổ cùa môi trường, ngăn chặn việc gây ô nhiễm, suy thoái và sự cố môi trường. Trong những biện pháp mà Nhà nước sử dụng, pháp luật đóng vai trò đặc biệt quan trọng. Sự xuất hiện và vai trò ngày càng tăng của các quy định pháp luật về môi trường kể từ khi đất nước chuyển sang nền kinh tế thị trường là biểu hiện rõ nét về sự cấp bách của vấn đề môi trường và dẫn đến hệ quả tất yếu là phải đào tạo, giáo dục công dân nhũng kiến thức về pháp luật môi trường.
3. Nguyên tắc bảo vệ môi trường
Căn cứ Điều 4 Luật Bảo vệ môi trường quy định về nguyên tắc Bảo vệ môi trường như sau:

1. Bảo vệ môi trường là quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của mọi cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và cá nhân.

2. Bảo vệ môi trường là điều kiện, nền tảng, yếu tố trung tâm, tiên quyết cho phát triển kinh tế – xã hội bền vững. Hoạt động bảo vệ môi trường phải gắn kết với phát triển kinh tế, quản lý tài nguyên và được xem xét, đánh giá trong quá trình thực hiện các hoạt động phát triển.

3. Bảo vệ môi trường gắn kết hài hòa với an sinh xã hội, quyền trẻ em, bình đẳng giới, bảo đảm quyền mọi người được sống trong môi trường trong lành.

4. Hoạt động bảo vệ môi trường phải được tiến hành thường xuyên, công khai, minh bạch; ưu tiên dự báo, phòng ngừa ô nhiễm, sự cố, suy thoái môi trường, quản lý rủi ro về môi trường, giảm thiểu phát sinh, chất thải, tăng cường tái sử dụng, tái chế chất thải để khai thác giá trị tài nguyên của chất thải.

5. Bảo vệ môi trường phải phù hợp vái quy luật, đặc điểm tự nhiên, văn hóa, lịch sử, cơ chế thị trường, trình độ phát triển kinh tế – xã hội; thúc đẩy phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

6. Cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và cá nhân được hưởng lợi từ môi trường có nghĩa vụ đóng góp tài chính cho hoạt động bảo vệ môi trường; gây ô nhiễm, sự cố và suy thoái môi trường phải chi trả, bồi thường thiệt hại, khắc phục, xử lý và chịu trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật.

7. Hoạt động bảo vệ môi trường bảo đảm không gây phương hại chủ quyền, an ninh và lợi ích quốc gia, gắn liền với bảo vệ môi trường khu vực và toàn cầu.

Bảo vệ môi trường được thực hiện theo những nguyên tắc nhất định như Bảo vệ môi trường là quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của mọi cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và cá nhân. Bảo vệ môi trường là điều kiện, nền tảng, yếu tố trung tâm, tiên quyết cho phát triển kinh tế – xã hội bền vững.
Các chính sách cũng như các quy định pháp luật về môi trường phải được ban hành với sự cân nhắc toàn diện đến các yếu tố khác nhau của môi trường để việc điều chỉnh các quan hệ xã hội trong trong lĩnh vực này không bị phân tán và thiếu đồng bộ. Trong thực tế, có không ít các chính sách, các quy định của pháp luật được ban hành chỉ nhằm giải quyết một hiện tượng cụ thể trước mắt mà không tính đến ảnh hưởng dây chuyền của văn bản đó đối với các hiện tượng xã hội khác.
Việc bảo vệ môi trường phải được coi là sự nghiệp của toàn dân. Mọi công dân, mọi tổ chức đều phải tham gia bảo vệ môi trường thông qua việc tuân thủ các quy định của pháp luật môi trường, thực hiện các hành động chung của cộng động nhằm bảo vệ môi trường.
Hoạt động bảo vệ môi trường phải gắn kết với phát triển kinh tế, quản lý tài nguyên và được xem xét, đánh giá trong quá trình thực hiện các hoạt động phát triển hay Hoạt động bảo vệ môi trường phải được tiến hành thường xuyên, công khai, minh bạch; ưu tiên dự báo, phòng ngừa ô nhiễm, sự cố, suy thoái môi trường, quản lý rủi ro về môi trường, giảm thiểu phát sinh chất thải, tăng cường tái sử dụng, tái chế chất thải để khai thác giá trị tài nguyên của chất thải.. Và một số quy định khác nêu trên. Những quy định đó nhằm bảo vệ môi trường và cân bằng với các yếu tố khác của xã hội để tiến đến sự phát triển bền vững.
4. Hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động bảo vệ môi trường
Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 cũng quy định cụ thể 14 hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động bảo vệ môi trường, như:
– Vận chuyển, chôn, lấp, đổ, thải, đốt chất thải rắn, chất thải nguy hại không đúng quy trình kỹ thuật, quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
– Xả nước thải, xả khí thải ra môi trường chưa được xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường.
– Phát tán vào môi trường các hóa chất độc hại; vi rút độc hại có khả năng lây nhiễm cho con người, động vật; vi sinh vật chưa được kiểm định; xác súc vật chết do dịch bệnh và tác nhân độc hại khác đối với con người, sinh vật và tự nhiên.
– Gây tiếng ồn, độ rung vượt quá quy chuẩn kỹ thuật môi trường; thải khói, bụi, khí có mùi độc hại vào không khí.
– Thực hiện dự án đầu tư hoặc xả thải khi chưa đủ điều kiện theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
– Nhập khẩu, quá cảnh chất thải từ nước ngoài dưới mọi hình thức. Nhập khẩu trái phép phương tiện, máy móc, thiết bị đã qua sử dụng để phá dỡ, tái chế.
– Không thực hiện các công trình, biện pháp, hoạt động phòng ngừa, ứng phó, khắc phục sự cố môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường và pháp luật khác có liên quan.
– Che giấu hành vi gây ô nhiễm môi trường, cản trở, làm sai lệch thông tin, gian dối trong hoạt động bảo vệ môi trường dẫn đến hậu quả xấu đối với môi trường….
5. Các chính sách của Nhà nước về bảo vệ môi trường
Các chính sách của Nhà nước về bảo vệ môi trường cũng được quy định rõ trong Luật Bảo vệ môi trường năm 2020, trong đó:
– Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi cho cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và cá nhân tham gia thực hiện, kiểm tra, giám sát hoạt động bảo vệ môi trường.
– Tuyên truyền, giáo dục kết hợp với biện pháp hành chính, kinh tế và biện pháp khác để tăng cường việc tuân thủ pháp luật về bảo vệ môi trường, xây dựng văn hóa bảo vệ môi trường. Chú trọng bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường di sản thiên nhiên; khai thác, sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên; phát triển năng lượng sạch và năng lượng tái tạo; phát triển hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường.
– Ưu tiên xử lý ô nhiễm môi trường, phục hồi hệ sinh thái tự nhiên bị suy thoái, chú trọng bảo vệ môi trường khu dân cư….
6. Một số thuật ngữ liên quan đến bảo vệ môi trường
6.1. Nguyên tắc coi trọng tính phòng ngừa trong bảo vệ môi trường?
Môi trường khác với các hiện tượng xã hội khác ở chổ khả năng khôi phục hiện trạng hoặc là không thể thực hiện được hoặc rất khó khăn, tốn kém và mất nhiều thời gian. Chẳng hạn, những khu rừng nguyên sinh, những vùng rừng nhiệt đới khi bị tàn phá sẽ khó lòng phục hồi. Chính vì thế, ngăn ngừa những hành vi gây hại cho môi trường cần được chú trọng hơn so với việc áp dụng các hình phạt hoặc chế tài khác. Luật mòi trường coi phòng ngừa là một nguyên tắc chủ yếu. Nguyên tắc này hướng việc ban hành và áp dụng các quy định pháp luật vào sự ngăn chặn của chủ thể thực hiện các hành vi có khả năng gây nguy hại cho môi trường.
Các biện pháp ngăn chặn áp dụng ttong bảo vệ môi trường rất đa dạng. Tuy nhiên, bàn chất chính của các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn là bằng việc kích thích lợi ích hoặc triệt tiêu các lợi ích vốn là động lực của việc vi phạm pháp luật môi trường, nâng cao ý thức tự giác của con người trong việc thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường.
Nguyên tắc được xác lập dựa trên: chi phí phòng ngừa bao giờ cũng rẻ hơn chi phí khắc phục, những tổn hại gây ra cho MT là không thể khắc phục được mà chỉ có thể phòng ngừa.
Nguyên tắc yêu cầu việc lường trước những rủi ro mà con người và thiên nhiên có thể gây ra cho MT và đưa ra những phương án, giải pháp để giảm thiểu rủi ro, loại trừ rủi ro.
6.2. Hiệu ứng nhà kính là gì? Biến đổi khí hậu là gì?
Hiệu ứng nhà kính (Greenhouse Effect) là hiệu ứng làm cho không khí của Trái đất nóng lên. Hiện tượng này xảy ra do bức xạ sóng ngắn của Mặt trời có thể xuyên qua tầng khí quyển chiếu xuống mặt đất; sau đó mặt đất hấp thu nóng lên lại bức xạ sóng dài vào khí quyển để CO2 hấp thu làm cho không khí nóng lên.
Biến đổi khí hậu Trái Đất là sự thay đổi của hệ thống khí hậu gồm khí quyển, thủy quyển, sinh quyển, thạch quyển, băng quyển hiện tại và trong tương lai bởi các nguyên nhân tự nhiên và nhân tạo trong một giai đoạn nhất định tính bằng thập kỷ hay hàng triệu năm.
6.3. Rác thải sinh hoạt là gì? Hệ sinh thái là gì?
Rác thải sinh hoạt là các chất rắn bị loại ra trong quá trình sống, sinh hoạt, hoạt động, sản xuất của con người và động vật. Rác phát sinh từ các hộ gia đình, khu công cộng, khu thương mại, khu xây dựng, bệnh viện, khu xử lý chất thải. Trong đó, rác sinh hoạt chiếm tỉ lệ cao nhất.
Hệ sinh thái là hệ thống các quần thể sinh vật sống chung với nhau và phát triển trong cùng một môi trường nhất định, các quần thể sinh vật sống chung trong môi trường đó sẽ có quan hệ tương tác với nhau và cả với môi trường mà chúng sống trong đó.
(Sưu tầm, theo luatminhkhue.vn)

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây